Gấu trúc là một trong những quốc bảo quý giá của Trung Quốc và là một trong những loài động vật được yêu thích nhất trên thế giới. Gấu trúc thu hút nhiều sự quan tâm đặc biệt từ con người nhờ vẻ ngoài dễ thương, tính cách ngoan ngoãn, đáng yêu cùng với tiếng vang của bộ hoạt hình Kungfu Panda mà các bạn nhỏ vô cùng yêu thích.
Hiện tại, gấu trúc tập trung sinh sống chủ yếu ở các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc, phân bổ chính ở Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Cam Túc và Vân Nam. Trong số đó, Tứ Xuyên là khu vực có mật độ gấu trúc lớn nhất ở Trung Quốc, chiếm khoảng 80% tổng số lượng. Vì thân hình mũm mĩm và tính cách đáng yêu nên gấu trúc đã trở thành một trong những lý do thu hút khách du lịch Trung Quốc. Tạo nên nguồn thu nhập đáng kể trong hoạt động kinh doanh du lịch của Trung Quốc.
Đặc điểm về loài Gấu Trúc siêu cấp đáng yêu
Gấu trúc có tên khoa học là Giant Panda, thuộc họ Ursidae – là loài động vật ăn thịt điển hình có nguồn gốc ở châu Á vào đầu kỷ nguyên Mesozoi. Theo các nhà khảo cổ học, gấu trúc tồn tại ở Trung Quốc ngay từ thời đồ đá mới cách đây 6.000 năm. Chúng dễ nhận biết qua các mảng màu đen lớn ở mắt, tai và cả bốn chân. Mặc dù thuộc bộ Ăn Thịt, nhưng chế độ ăn của gấu trúc chủ yếu là tre và trúc.
Gấu trúc là loài động vật dễ thương với thân hình mũm mĩm, thân hình thường có hai màu đen trắng (một số cá thể hiếm gặp có màu khác như nâu – trắng). Phần lông tối màu chủ yếu ở đầu, lưng và vai. Gấu trúc có các chi ngắn và bàn chân lớn với khả năng bám tốt, giúp chúng trèo lên cành cây, trèo lên sườn đồi dốc và băng qua suối. Tuy nhiên, cử động của chúng khá chậm chạp. Ngoài ra, gấu trúc có cấu trúc cơ thể đặc biệt và có cơ hàm cực khỏe, có thể nhai và nuốt tre cùng các loại hạt có vỏ cứng.
Hành trình trở thành bảo vật quốc gia
Gấu trúc được xác định là kho báu quốc gia chủ yếu nhờ vào một người nước ngoài – cha Armand David. Vào năm 1862, cha David đã phát hiện một ‘miếng da gấu đen trắng rất đặc biệt’ ở Trung Quốc. Ông tin rằng gấu trúc ‘sẽ trở thành một loài động vật mới rất thú vị’.
Trong thời điểm đó, Trung Quốc chưa quan tâm và bảo vệ gấu trúc, nhưng David rất yêu quý loài vật này và đã săn lùng khắp nơi để đưa chúng ra khỏi Trung Quốc. Tình yêu dành cho gấu trúc đã lan tỏa ra ngoài nhờ những người nước ngoài, và để có được gấu trúc, các quốc gia đã gửi người tới Trung Quốc tìm kiếm chúng.
Cho đến những năm 1940, Trung Quốc mới nhận ra tình trạng nghiêm trọng của vấn đề, và chính phủ nước này đã bắt đầu chăm sóc gấu trúc. Vào năm 1988, Trung Quốc chính thức xác định gấu trúc là loài động vật cần bảo vệ hàng đầu của quốc gia. Đây cũng là lúc gấu trúc chính thức trở thành ‘quốc bảo’ của Trung Quốc, sau nhiều năm đối mặt với nguy cơ tổn thất từ việc săn bắn.
Từ đó, gấu trúc được coi là một món quà vô cùng quý giá, được gọi là ‘Ngoại giao gấu trúc’. Trung Quốc đã tặng gấu trúc như một món quà ngoại giao cho nhiều quốc gia như Nga, Triều Tiên, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản…
Hành trình trở thành bảo vật quốc gia Gấu trúc – “Vũ khí ngoại giao” độc đáo Trung Quốc
Lần đầu tiên, Trung Quốc chọn gấu trúc làm “quà ngoại giao” là vào năm 1957. Năm đó, Bắc Kinh tặng Liên Xô một cá thể mang tên Ping Ping thay lời cảm ơn việc Liên Xô là quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hai năm sau, Trung Quốc gửi thêm một chú gấu trúc khổng lồ tên An An sang Liên Xô để Ping Ping có cặp.
Tháng 1-1972, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai đã tặng hai con gấu trúc cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon sau chuyến công du lịch sử của Nixon tới Bắc Kinh và Hàng Châu. Hai tháng sau, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Washington.
Tháng 9-1973, hai chú gấu trúc khác là Yen Yen và Li Li được tặng cho Pháp nhân chuyến công du Trung Quốc của Tổng thống Georges Pompidou.
Tháng 7-2017, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Đức khi đó là bà Angela Merkel chào đón hai chú gấu trúc Meng Meng và Jiao Qing đến vườn thú Tierpark ở Berlin.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tặng Hàn Quốc cặp gấu trúc
Trung Quốc | Thành Đô – Vườn Gấu Trúc – Cửu Trại Câu – Lạc Sơn | 5N4Đ