TỬ CẤM THÀNH
Tử Cấm Thành Bắc Kinh còn được gọi là Cố Cung, là một khu phức hợp cung điện rộng lớn nằm ở trung tâm Bắc Kinh, Trung Quốc. Tử Cấm Thành được coi là một trong những cung điện đẹp nhất và quan trọng nhất trên thế giới và là Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Nằm giữa trung tâm thủ đô Bắc Kinh, trong suốt 600 năm qua, Tử Cấm Thành được xem là hoàng cung của Trung Quốc từ Triều Minh cho tới cuối nhà Thanh. Cố cung này có diện tích 720.000 m2, gồm 800 cung, 9.999 phòng, nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh và đã tồn tại được 600 năm.
Du khách đến Tử Cấm Thành sẽ dễ dàng nhận thấy nơi đây được chia làm hai khu, gồm Tiền Triều và Hậu Cung, nối với nhau bởi một sân dài. Tiền Triều ở phía nam dành cho các lễ nghi, còn Hậu Cung nằm ở phía bắc, nơi vua và hoàng hậu cùng hoàng thất sinh sống. Trung tâm Hậu cung là ba cung lớn: Càn Thanh cung (nơi vua ở), Giao Thái Điện (nơi giữ 25 loại ấn quan trọng của nhà Thanh) và Khôn Ninh cung (nơi ở của hoàng hậu).
Chữ “Tử” trong từ “Tử Cấm Thành” có nghĩa là màu tím, lấy ý theo thần thoại Tử Vi Tiên. Đây được xem là nơi ở của Thần Mặt trời, trong khi đó, vua được coi là con trời nên nơi ở của vua cũng gọi là “Tử”. “Cấm Thành” là khu cấm dân thường ra vào. Nhìn bề ngoài, nơi này rất bề thế, xa hoa và hầu như ai cũng muốn được bước vào dù chỉ một lần.
Để xây dựng xong công trình này, hàng trăm người cũng đã phải bỏ mạng và cũng có rất nhiều vụ ám sát xảy ra đằng sau 4 bức tường thành mà bên ngoài không hề hay biết. Hơn nữa, không chỉ giới hoàng tộc, đây còn là nơi sinh sống của nhiều phi tần và người hầu, những người sẵn sàng phản bội, hãm hại nhau để tranh giành địa vị, quyền lực. Với lịch sử “đẫm máu” như vậy, không lạ khi có nhiều người đang làm việc ở Tử Cấm Thành cho rằng từng nhìn thấy ma lởn vởn trong hoàng cung. Nhiều người chết trong Tử Cấm Thành với những nguyên nhân rùng rợn như bị giết chết bằng cách đầu độc, đánh chết rồi vứt xác xuống giếng…Do qua đời với những nguyên nhân rùng rợn nên linh hồn họ không siêu thoát. Vì vậy, hồn ma của họ luẩn quẩn bên trong Tử Cấm Thành và gây ra những chuyện kỳ bí, rùng rợn. Dù chưa được kiểm chứng nhưng nhiều người cũng tin vào sự xuất hiện của những bóng người đi lại vào mỗi tối trong tòa thành này, dần dần trở thành những giai thoại đầy huyền bí.
Ngay cả việc thời gian đóng mở cửa Tử Cấm Thành cho du khách vào tham quan cũng gắn liền với một lời đồn đại. Vào các tháng mùa hè, thời gian mở cửa của Tử Cấm Thành từ 8h30 đến 16h10, các tháng mùa đông giờ đóng cửa là 15h40. Người ta kể là, bất kể thời tiết nóng nắng hay thế nào, cứ vào 17h mỗi ngày, không khí ở Tử Cấm Thành đều rất lạnh và u ám. Chính vì thế, Cố cung sẽ không bao giờ mở cửa muộn hay mở xuyên đêm cũng là vì nguyên do này.
SỐ 9 QUYỀN LỰC TRONG TỬ CẤM THÀNH
Phần lớn kiến trúc trong tử cấm thành có liên quan tới số 9, vì số 9 là con số lớn nhất trong 10 con số, biểu tượng của sự chí tôn. Tử Cấm Thành có tới 9 cửa dẫn vào nội đình (hậu cung), trên cánh cổng đóng 9 hàng đinh lớn, 9 dọc, 9 ngang. Trên góc mái cũng có hàng tượng linh thú 9 con, 9.999 phòng và nhiều đồ dùng của nhà vua liên quan đến con số 9 như: Cửu Long Bôi (9 cốc rồng), Cửu Đào Hồ (ấm 9 quả đào), Cửu Long Trụ (cột 9 rồng), Ngai vàng của hoàng đế cũng được đặt trên 9 bậc.
Tuy nhiên, chỉ riêng số 9 thôi cũng chưa thể hiện sự tôn nghiêm cao quý của Điện Thái Hòa, vì vậy người ta đã thêm một tượng hành thập vào cuối hàng thành con số 10, trên toàn Trung Quốc chỉ có duy nhất 1 trường hợp như vậy.
ĐIỆN THÁI HÒA
Trong Tử Cấm Thành được chia làm 3 khu vực chính, đại diện là 3 điện: Điện Thái Hòa, Điện Trung Hòa và Điện Bảo Hõa. Trong số đó, Điện Thái Hòa là tòa điện lớn nhất trong Tử Cấm Thành chiếm một diện tích rộng 2.381 m2 bằng một nửa sân bóng đá, tỉ lệ 9:5, cũng là những con số tượng trưng cho bậc thế tôn của Đế Vương. Đây từng là tòa nhà cao nhất Bắc Kinh, cao 36,57 m tính từ mặt đất lên tới nóc bằng một tòa nhà 12 tầng ngày nay. Thiết kế của tòa điện này chỉ xoay quanh 1 mục đích duy nhất, đó là ngợi ca quyền lực chí tôn của nhà vua.
Điện Thái Hòa là tòa điện lớn nhất thế giới nhưng nội thất trong điện vô cùng đơn giản, chỉ có duy nhất 1 chiếc ngai vàng đặt trên bệ cao, lan tỏa sự uy nghiêm khắp không gian. Tổng cộng có 72 chiếc cột, toàn bộ 6 cột quanh ngai đều được khắc những con rồng lớn bằng vàng. Đứng giữa trung tâm ngước nhìn lên trần sẽ thấy đôi rồng cuộn nằm trong miệng giếng chìm, từ miệng rồng thả xuống những viên ngọc màu bạc được gọi là kính hiên viên tương truyền có thể soi thấu Vua thật, Vua giả.
Trong quá trình trùng tu dưới thời vua Khang Hy đã làm thay đổi mặt tiền từ 9 nhịp thành 11 nhịp, được coi là thay đổi thực tế nhất, Trong năm 1695, việc chống hỏa hoạn đã được quan tâm, bỏ hành lang gỗ thay tường gạch, ngày nay có 11 nhịp nhưng kiến trúc 9 nhịp vẫn không thay đổi.
LÃNH CUNG – NHÀ TÙ “LẠNH LẼO” NHẤT Ở TRUNG QUỐC KHÔNG ĐƯỢC PHÉP VÀO
Nếu là một khán giả lâu năm của màn điện ảnh Trung Hoa, chắc chắn bạn sẽ biết tên gọi của một nơi thường được nhắc tới khi phải chịu một hình phạt nặng nề. “Nhốt con nô tỳ này vào lãnh cung cho ta” – vai thoại của Dung Mama trong bộ phim cổ trang nổi tiếng “Hoàng Châu Cách Cách”.
Lãnh cung là nơi giam lỏng những phi tần phạm tội hoặc bị thất sủng. Một khi bị đày đến lãnh cung, nữ nhân đó thường bị lãng quên và bị cô lập với thế giới bên ngoài. Phi tần khi bị đày vào lãnh cung sẽ phải cởi bỏ phục trang xa hoa, chỉ mặc đồ thông thường. Cả lãnh cung chỉ có 1 lối vào duy nhất để tiếp tế đồ ăn, thức uống hàng ngày. Những người bị nhốt trong lãnh cung về lâu dài có thể bị trầm cảm, tâm thần. Mặc dù đáng sợ như vậy nhưng trên thực tế không có vị trí nào cụ thể cho lãnh cung, cũng không có tài liệu lịch sử nào ở thời nhà Minh và thời nhà Thanh đề cập đến lãnh cung, nghĩa là tên gọi này không phải đặt cho cung điện cụ thể nào. Đây chỉ là cách gọi chung cho những nơi giam giữ phi tần, đều có điểm chung là hẻo lánh, không tu sửa, khác xa với những cung điện chính, tùy vào từng triều đại mà lãnh cung ở các vị trí khác nhau.
Mãi cho đến ngày nay, khi Tử Cấm Thành được mở cho du khách tham quan thì nơi đây cũng không được phép vào nên không có bất cứ tài liệu cũng như hình ảnh nào được đăng tải. Vì theo các nhà quản lý, lãnh cung là nơi gây ảnh hưởng đến cảm xúc của con người. Là nơi nhiều phụ nữ bất hạnh đã kết thúc cuộc đời mình, chứa đựng nhiều ký ức đau buồn. Vì vậy, nơi này có thể mang lại sự khó chịu cho du khách. Một lí do khác, vì an toàn của người tham quan, đa số các lãnh cung bị bỏ hoang không được tu sửa nên bị hư hại nặng nề, đổ nát, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
BÍ ẨN SƯ TỬ ĐÁ TRONG TỬ CẤM THÀNH GÂY XUI XẺO NẾU CHỤP ẢNH CÙNG
Trong Tử Cấm Thành có một cây cầu bắc qua sông Kim Thủy có tên Đoạn Hồng Kiều, cây cầu đá gây ấn tượng bởi những hoa văn trang trí tinh xảo. Đặc biệt, hai bên thành cầu được trang trí 34 con sư tử đá. Mỗi con sư tử đá đều được chế tác công phu và có hình dáng khác nhau nhưng điểm nổi bật nhất vẫn là sư tử có tư thế đứng thẳng trên thành cầu bằng hai chân sau, một chân trước ôm lấy đầu và chân trước còn lại ôm lấy phần hạ bộ. Trên gương mặt con sư tử này dường như cho thấy nó đang phải chịu đựng sự đau đớn. Theo ghi chép lịch sử thì con sư tử đá này có vào đời Vị Hoàng Đế thứ 8 của triều đại nhà Thanh. Vua Thanh Tuyên Tông (1782-1850) có một người con trai rất thông minh nhưng cũng rất ương ngạnh tên là Dịch Vĩ. Chính vì ưa tự do nên hoàng tử Dịch Vĩ không chăm chỉ đọc sách và đe dọa người thầy đã dạy mình rằng “Khi ta trở thành Hoàng Đế, ta sẽ xử tử ngươi đầu tiên”. Điều này truyền đến tai Hoàng Đế khiến ông vô cùng tức giận vì con trai đã phạm tội bất hiếu và bất nghĩa. Vì điều đó nên Hoàng Đế đã lấy chân đá mạnh vào người con trai, xui xẻo thay vết thương ngày càng nặng khiến cho hoàng tử Dương Vĩ qua đời. Cái chết của người con trai khiến Hoàng Đế vô cùng ân hận. Và vào một ngày, khi Hoàng Đế đi qua cầu Hồng Kiều, bỗng thấy tượng đá sư tử có tư thế y hệt hoàng tử Dương Vĩ lúc chết, điều này đã như một con dao cứa vào tim Hoàng Đế thêm một lần nữa nên Ông đã lệnh cho người trùm một tấm vải đỏ lên con sư tử này để không nhìn thấy nó nữa. Từ đó mà con sư tử đá này đã mang một ý nghĩa là điều xui xẻo, nguyền rủa nên không ai dám lại gần.
Tuy nhiên, điều này cũng không có căn cứ hay cơ sở nào, thế nên cũng nhiều du khách, đặc biệt là khách nước ngoài rất tò mò và thích chụp ảnh gần những con sư tử đá này.
CON ĐƯỜNG ÂM DƯƠNG
Đông Đồng Tử, con đường nối thông hướng Bắc – Nam ngoài đường Đông của Cố cung, được mệnh danh là con đường Âm Dương nổi tiếng nhất trong các truyền thuyết của Tử Cấm Thành. Con đường Âm Dương có nghĩa là: trong đêm trăng sáng lên cao, ánh trăng chiếu vào bức tường đỏ dài dằng dặc, in bóng xuống con đường tạo thành hai mảng sáng và tối rõ ràng, một Âm và một Dương.
Xung quanh kinh thành cổ này đã sinh ra vô vàn câu chuyện huyền bí không có lời giải. Có người từng nhìn thấy ma nữ hay yêu thú kỳ lạ vào ban đêm. Nhiều câu chuyện kể rằng các cung nữ thái giám sau khi mất, đặc biệt là chết trong tức tưởi hàm oan, thường đi qua con đường này.
Chuyện kể rằng, vào nửa đêm, vong hồn cô độc trong cung chết oan đi lang thang, con đường nhỏ trong Tây Lục cung có ma nữ thắt cổ. Hay những người ở lại qua đêm cũng biết mất một cách khó hiểu. Vào 2-3 giờ đêm, người ta thường nghe thấy tiếng phụ nữ khóc, đặc biệt là vào những đêm mưa to giớ lớn, sấm sét đùng đùng, trên những bức thành tưởng đỏ của lãnh cung đều xuất hiện một cái bóng của cung nữ đang đi từ từ hoặc cúi xuống lấy thứ gì đó. Vào năm 1992, câu chuyện du khách đang trú mưa thì bỗng nhiên nhìn thấy một một số cung ma nữ trên bức tường và biến mất sau 5 phút cũng khá nổi tiếng và thu hút người đọc trên một số trang báo mạng. Tuy nhiên, không lâu sau đó một số bài báo đưa tin, theo ý kiến của các chuyên gia, họ phát hiện bức tường đỏ của Tử Cấm Thành có chứa chất hóa học Tetroxide sắt, được sử dụng phổ biến trong các thiết bị chụp ảnh ngày nay, dưới động của một số điều kiện nhất định, có có thể gây ra ảo ảnh.
Còn có một truyền thuyết khác kể rằng mặc dù ma quỷ xuất hiện vào ban đêm trong hoàng cung, nhưng chúng sẽ trốn con người. Người đi theo đường Dương, ma đi trong đường Âm; người đi theo đường Âm, ma sẽ đi đường Dương. Nhưng nếu một người bước một chân vào đường Dương, một chân bước vào đường Âm, hoặc đi trên đường ranh giới, thì yêu ma sẽ không có nơi nào để đi, nên chúng mới lộng hành hại người.