Nghệ thuật trà đạo – Nét văn hóa của Nhật Bản

Nhật Bản là một đất nước nổi tiếng với những nét đẹp văn hóa mang đậm giá trị lịch sử, thể hiện sự trang nghiêm trong tính cách của người dân Nhật Bản. Nghệ thuật trà đạo là niềm tự hào của Nhật Bản, là điều thu hút được nhiều sự chú ý của các du khách khi đến Nhật. Món trà Nhật không chỉ đơn giản là một loại đồ uống mà nghệ thuật uống trà còn thể hiện được sự tinh tế trong triết lý sống của người Nhật. Hãy cùng Taditours khám phá nghệ thuật trà đạo để tìm hiểu thêm về nét đẹp văn hóa của đất nước này nhé!

Văn hóa trà đạo Nhật Bản

Nghệ thuật trà đạo được hình thành như thế nào 

Từ trà đạo trong tiếng Nhật là “chanoyu”, được hiểu là “lối uống trà”, được phát triển từ thời kỳ Heian (794 – 1185). Đây là nét giao thoa văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Quốc khi một nhóm nhà sư Nhật trở về từ Trung Quốc đã mang theo hạt trà và cách pha chế của đất nước này. 

Văn hóa trà đạo Nhật Bản

Ban đầu, trà đạo đơn giản chỉ là một hoạt động để phục vụ cho khách hàng, nhưng từ những hoạt động phục vụ nhỏ này, người Nhật đã đưa nó trở thành một nét văn hóa đặc sắc với sự kỹ càng trong quá trình chuẩn bị, cách thức pha chế và nghệ thuật biểu diễn trà. 

Bậc thầy của nghệ thuật trà đạo được biết đến là trà sư Sen no Rikyu (1522 – 1591), đây là người đã hoàn thiện nghi thức trà đạo và tạo ra nghệ thuật trà đạo như hiện nay. Ông là người tin vào triết lý Wabi Sabi – cái đẹp của sự giản dị. Ông dùng những phòng trà nhỏ, mộc mạc làm nơi thưởng trà. 

Thiền sư Sen no Rikyu

Ông cũng phát triển nhiều dụng cụ dùng trong trà đạo như bình hoa, gậy múc bột trà hay nắp tre, những thứ đã trở thành tiêu chuẩn cho nghi thức trà đạo sau này. Ông cũng đã tiên phong trong việc sử dụng bát uống trà gốm của Nhật bản thay cho những dụng cụ tiền từ Trung Quốc, tạo nên một nét riêng trong văn hóa Nhật Bản.

Thời kỳ Edo (1603 – 1868) là giai đoạn thịnh hành của trà đạo trong giới thượng lưu, phát triển mạnh trở thành một ngành công nghiệp riêng biệt với nhiều trường phái trà đạo khác nhau. 

Ý nghĩa của nghệ thuật trà đạo 

Nghệ thuật trà đạo là một màn trình diễn vô cùng công phu với nhiều nghi lễ đặc biệt đi kèm các loại trà thượng hạng, nó không chỉ làm cho khách hàng cảm thấy ngon miệng hơn khi thưởng thức trà, mà còn thể hiện được cả đức tính của người biểu diễn: thanh cao và kiên nhẫn. 

Để thưởng thức trọn vẹn trà đạo, các vị khách sẽ được phục vụ trong một không gian thanh tĩnh, gần gũi với thiên nhiên, tâm và trí vì vậy được làm sạch, thư giãn cùng vẻ đẹp mộc mạc của thiên nhiên. Đây chính là ý nghĩa cao quý nhất của việc thưởng trà.

Không gian thưởng trà

Các trường phái trà đạo ở Nhật Bản

Nghệ thuật uống trà của người Nhật cũng được chia thành nhiều trường phái với các công thức và cách thưởng trà riêng biệt. 

Một số trường phái phổ biến mà bạn có thể biết đến:

1. Urasenke: Urasenke được sáng lập bởi Sen no Rikyu, là một trong ba trường phái lớn nhất và phổ biến nhất của trà đạo Nhật Bản. Trường phái này được biết đến với phong cách nhẹ nhàng và thân thiện, chú trọng đến việc làm cho buổi trà trở nên thoải mái và thư giãn. 

2. Omotesenke: Omotesenke cũng được sáng lập bởi Sen no Rikyu vào thế kỷ 17. Omotesenke là một trong ba trường phái chính của trà đạo, nổi bật với sự trang trọng và giản dị, nhấn mạnh vào sự tinh khiết và tối giản. 

Phong cách này thường được coi là truyền thống hơn và ít hoa mỹ hơn so với Urasenke.

3. Mushanokouji-senke: Mushanokouji-senke là trường phái thứ ba trong số ba trường phái chính của trà đạo, cũng có nguồn gốc từ Sen no Rikyu. Trường phái này chú trọng vào sự tự nhiên và thanh lịch, với phong cách biểu diễn thường nhấn mạnh vào sự yên tĩnh và tĩnh lặng, mang tính chất truyền thống cao.

Ngoài ba trường phái trà đạo phổ biến trên, Nhật Bản còn có rất nhiều trường phái trà đạo khác phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng như Sohbet-senke, Enshu-ryu, Yabunouchi- ryu,…

Các loại trà đạo phổ biến hiện nay

1. Matcha: Matcha là một loại trà xanh dạng bột mịn đặc trưng của Nhật Bản. Ngoài là một loại trà được phục vụ trong trà đạo của Nhật Bản, nó cũng ngày càng phổ biến trên toàn thế giới nhờ vào hương vị đặc biệt và lợi ích sức khỏe.

2. Sencha: Một loại trà được sản xuất rộng rãi ở Nhật.  Khác với matcha là trà xanh dạng bột, sencha được làm từ lá trà nguyên vẹn. Sencha có hương vị tươi mát, hơi ngọt và một chút chát. Hương vị có thể thay đổi tùy thuộc vào phương pháp trồng, thu hoạch và chế biến.

3. Gyokuro: Gyokuro nổi tiếng với hương vị ngọt ngào, mịn màng và màu sắc xanh sáng. Gyokuro có hương vị ngọt ngào, mịn màng, đậm đà với một chút umami (vị ngọt tự nhiên) đặc trưng. Gyokuro có hương thơm tươi mát, dễ chịu, thường được mô tả là có mùi hương của biển hoặc tảo biển.

4. Houjicha: Houjicha được biết đến với hương vị nướng độc đáo và màu sắc nâu nhạt. Khác với các loại trà xanh thông thường, Hōjicha được sản xuất bằng cách rang lá trà ở nhiệt độ cao. Houjicha có hương vị nướng, hơi ngọt và rất dịu. Vị trà nhẹ nhàng, ít chát và không đắng, dễ uống.

5. Genmaicha: Từ Genmaicha có nghĩa là trà gạo lứt, giống với tên của mình, đây là một loại trà xanh độc đáo của Nhật Bản được kết hợp giữa lá trà xanh và gạo lứt rang. Trà này có hương vị đặc trưng, kết hợp giữa hương thơm của gạo rang và vị tươi mát của trà xanh. 

Bộ dụng cụ cần có trong nghi thức thưởng trà

1. Chén trà – Chawan: Chawan là chén dùng để pha và uống trà. Có nhiều loại chawan với kiểu dáng, kích thước và họa tiết khác nhau. Các nghệ nhân làm chén trà thường sử dụng chủ đề thiên nhiên và thời tiết vào tác phẩm của mình.

Chén trà – Chawan

2. Chổi đánh trà – Chasen: Chasen được làm từ tre, dùng để đánh bột trà với nước nóng, tạo ra lớp bọt mịn trên bề mặt trà. Chổi gồm 80 – 100 cọng tre nhỏ chẻ ra từ một đầu tùy loại.

Chổi đánh trà – Chasen

3. Muỗng trà – Chashaku: Chashaku là muỗng tre nhỏ dùng để lấy bột matcha từ hộp đựng trà vào chén trà. Chashaku thường có hình dáng mảnh mai, dài và một đầu cong để múc trà.

Muỗng trà – Chashaku

4. Hộp đựng trà – Natsume: Natsume là hộp đựng trà được sử dụng trong các buổi trà đạo. Nó thường được làm từ gỗ sơn mài và có nắp đậy kín, được thiết kế tinh xảo mang tính thẩm mỹ cao.

Hộp đựng trà – Natsume

5. Ấm đun nước – Kama: Kama là ấm đun nước bằng đồng dùng để đun nước nóng cho buổi trà. Kama thường được đặt trên một lò than hoặc bếp điện đặc biệt gọi là “ro” hoặc “furo”.

Ấm đun nước – Kama

6. Gáo nước – Hishaku: Hishaku là một loại gáo nước bằng tre, dùng để múc nước từ ấm đun vào chén trà hoặc để rửa dụng cụ pha trà.

Gáo nước – Hishaku

7. Thùng nước thải – Kensui: Kensui là thùng hoặc bát dùng để đựng nước thải hoặc nước rửa dụng cụ sau khi pha trà. Nó được làm bằng men, đất sét, kim loại hoặc gỗ và to hơn chén trà một chút.

Thùng nước thải – Kensui

8. Khăn lụa – Fukusa: Fukusa là khăn lụa với nhiều màu sắc đa dạng, dùng để lau dụng cụ pha trà. Fukusa cũng được sử dụng để thực hiện các động tác trang trọng trong buổi trà đạo.

Khăn lụa – Fukusa

9. Khăn vải – Chakin: Chakin là khăn vải trắng dùng để lau sạch chén trà trước khi pha trà. Chakin thường được làm từ vải cotton hoặc linen.

Khăn vải – Chakin

10. Quạt giấy – Sensu: Sensu là quạt giấy nhỏ dùng trong các buổi trà đạo để thể hiện sự trang trọng và lịch sự. Người Nhật thường đặt nó trước đầu gối khi cúi chào để thể hiện cử chỉ lịch sự.

Quạt giấy – Sensu

11. Dụng cụ cắt bánh – Kashikiri: Kashikiri là dụng cụ dùng để cắt và phục vụ wagashi (bánh ngọt Nhật Bản) đi kèm với trà.

Dụng cụ cắt bánh – Kashikiri

12. Bếp trà – Furo: Furo là bếp đun dùng trong các buổi trà đạo để đun nước khi không sử dụng lò than. Furo có nhiều hình dạng, được làm bằng đồng hoặc sắt, thường được đặt trên một tấm ván sơn mài để tránh bị bỏng.

Bếp trà – Furo

13. Lò than – Ro: Ro là lò than truyền thống dùng để đun nước trong các buổi trà đạo, thường được sử dụng vào mùa đông. Nó được đặt cố định bên dưới sàn nhà.

Lò than – Ro

14. Giá để Chasen – Chasenate: Chasentate là giá để đặt chasen sau khi sử dụng, giúp chasen giữ được hình dạng và khô ráo.

Giá để Chasen – Chasenate

15. Hộp đựng trà bột – Chaire: Chaire là hộp đựng trà koicha (trà dày) và được đựng trong một túi trang trí có tên là shifuku (túi dây rút). Chaire thường được làm từ gốm sứ và có nắp đậy kín bằng ngà voi hoặc xương.

Hộp đựng trà bột – Chaire

Cách pha trà

Để tạo ra được một loại nước thơm ngon, quy trình pha trà phải được chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng. Những nghệ nhân pha trà cực kỳ khắt khe trong việc lựa chọn nguồn nước và canh nhiệt độ khi đun nước.

Nguồn nước phải được chọn lọc kỹ, đa phần những người sành trà họ sẽ không chọn những nguồn nước máy hay nước lọc được bán đại trà.

Trước khi pha trà, người pha trà sẽ sử dụng chakin để làm sạch bát trà trước khi pha trà.

Nghệ nhân pha trà sẽ dùng muỗng trà để lấy lượng trà từ hộp đựng, thông thường là 2 hoặc 3 muông trà tùy loại. Sau đó họ sẽ lấy nước nóng từ ấm nước đổ vào bát trà, nhiệt độ trung bình của nước thường là 70 – 80 độ C. Tiếp đó, nghệ nhân sẽ dùng chasen để khuấy trà trong bát trà cho đến khi tạo thành một lớp bọt mịn trên bề mặt.

Quy trình thưởng trà

Trà sau khi pha xong được mời khách theo thứ tự từ tôn kính đến người có địa vị thấp hơn. 

Người thưởng thức trà sẽ cầm chén trà bằng tay phải, đặt lên lòng bàn tay trái, xoay chén trà hai lần trước khi uống để thể hiện sự tôn trọng. Người thưởng trà thường uống trà chậm rãi, thưởng thức hương vị và cảm nhận sự tĩnh lặng.

Sau khi uống xong, người thưởng thức lau miệng chén bằng khăn nhỏ và trả lại chén cho người pha trà. Dụng cụ pha trà được làm sạch và sắp xếp lại như ban đầu.

Mỗi bước trong quá trình pha trà đều có ý nghĩa sâu sắc và được thực hiện với sự tôn trọng và tập trung cao độ. Điều này không chỉ tạo ra một tách trà ngon mà còn là một cách để phản ánh sự kiên nhẫn, tinh tế và lòng kính trọng của người pha trà đối với khách mời. Đây là một trải nghiệm mà bạn không nên bỏ qua khi du lịch tại Nhật Bản. Để tìm hiểu thêm về các tour du lịch Nhật Bản, hãy tham khảo thêm tại website Taditours hoặc truy cập Fanpage Taditours để cập nhật lịch bay, giá vé và chương trình ưu đãi hấp dẫn nhanh nhất!!!

BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU