Thành cổ Đại Lý – Di sản ngàn năm của Trung Quốc

Thành cổ Đại Lý nằm vùng nội địa của thành phố Đại Lý thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc là một trong những địa điểm du lịch trọng yếu của Trung Quốc, thu hút được rất nhiều sự quan tâm của du khách quốc tế. 

Cổng vào thành cổ Đại Lý

Được xem là kinh đô một thời của đất nước Đại Lý khi xưa, thành chiếm một vị trí vô cùng nổi bật khi phía sau là ngọn núi Thương Sơn hùng vĩ, phía trước là Hồ Nhĩ Hải và ngay bên cạnh thành là Tam tháp Đại Lý – đây đều là những công trình kiến trúc nổi bật nhất của thành phố Đại Lý hiện nay, sở hữu lượng khách du lịch đông đảo khi ghé thăm Trung Quốc. 

Thành cổ Đại Lý rộng khoảng 1km từ Đông sang Tây và dài hơn 2km từ Bắc xuống Nam. Thành có bốn cổng nằm ở bốn hướng với bố cục bàn cờ điển hình gồm 9 phố và 18 làn đường, cổng Bắc và cổng Nam đối xứng nhau, trong khi cổng Đông và cổng Tây nằm so le, đây là nguyên tắc xây dựng Đông – Tây – Bắc – Nam không lấy trung tâm của người Bạch. Trong đó, 9 phố và 18 làn đường nằm xen kẽ nhau với những bức tường thành cao lớn là điểm nhấn của thành cổ, cho dù đứng ở ngoài thành du khách cũng dễ dàng nhận ra vị trí của thành cổ.

Đường phố trong thành

Thành cổ Đại Lý trước đây từng là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Vân Nam trong suốt lịch sử hàng nghìn năm và đi qua nhiều triều đại. Không chỉ mang đậm nét lịch sử, thành cổ Đại Lý còn giữ lại được những kiến trúc cổ xưa làm điểm nhấn. Nơi đây trước kia được xem là nút thắt kinh doanh quan trọng của khu vực, sở hữu những câu chuyện sống động và phong phú về các doanh nhân lịch sử.

Tòa tháp trong thành cổ Đại Lý

Bốn cổng chính của thành cổ Đại Lý

Cổng phía Đông

Cổng phía Đông của thành hướng ra Hồ Nhĩ Hải, vì vậy nên người ta cũng hay gọi cổng Đông là “Cổng Nhĩ Hải”. Cổng được xây dựng theo cấu trúc mái ngói cong và các họa tiết được trang trí tỉ mỉ, mang đậm nét phong kiến của Trung Quốc xưa. Du khách có thể leo lên Tháp Cổng Đông để nhìn thấy toàn cảnh thành phố và cả hồ Nhĩ Hải.

Năm 2002. Tháp Cổng Đông Đại Lý được trùng tu lại để duy trì và bảo tồn. Việc trùng tu không chỉ nhằm bảo tồn kiến trúc cổ mà còn giúp khôi phục vẻ đẹp nguyên bản của tháp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa.

Cổng phía Tây

Cổng thành phía Tây còn được gọi là Cổng Thương sơn, là một địa điểm lịch sử văn hóa quan trọng. Cổng giáp với núi Thương Sơn, đây là một vị trí lý tưởng để du khách có thể check-in với toàn cảnh núi Thương Sơn.

Sở hữu cấu trúc giống với Cổng Nhĩ Hải, nhưng Cổng Thương Sơn lại đóng một vai trò quan trọng hoàn toàn khác với các cổng còn lại, đó là bảo vệ thành phố khỏi các cuộc tấn công từ bên ngoài.

Năm 2001, Cổng Thương Sơn cũng được trùng tu lại do nó đã bị hư hại trong trận động đất năm 1925. Các chi tiết đã được khôi phục lại như cũ để phục vụ cho khách du lịch. Tháp cổng có diện tích 10.520 m2 với khuôn viên được trồng nhiều cây lớn đem lại vẻ ngoài đơn giản và hài hòa cho tòa tháp. 

Cổng phía Nam

Cổng phía Nam sở hữu nhiều tên gọi khác nhau như Tháp Nam Thành, Tháp Shuanghe hay Tháp Chengen, là tháp cổng đầu tiên trong 4 tháp công của thành. Cổng được xây vào năm Hồng Vũ thứ 15 đời nhà Minh (năm 1382). Công trình này được thiết kế theo dạng hai mái hiên trên đỉnh đồi, theo kiểu cung điện cổ.

Tháp Nam Thành

Cổng phía Bắc

Cổng thành phía Bắc còn có tên gọi là Tam chùa, vì cách đó không xa là Tam chùa Sùng Thánh – một địa điểm nổi tiếng của thành phố này.

Cổng Bắc được xây dựng sau cổng Nam không lâu và có cấu trúc tương tự như cổng phía Nam. Cổng đã từng bị phá hủy trong những ngày đầu giải phóng và được xây dựng lại vào năm 1984. Đến năm 2016, Cổng lại được trùng tu lại một lần nữa để duy trì, bảo tồn và phục vụ du lịch.

Thành cổ Đại Lý
Thành cổ Đại Lý

Khi tham quan thành cổ Đại Lý, bạn có thể dạo quanh ngắm nhìn của sống của người dân nơi đây. Thành cổ Đại Lý có nhiều con đường nhỏ với các cửa hàng, quán cà phê và nhà hàng. Dạo quanh phố cổ, bạn có thể mua sắm đồ lưu niệm, thưởng thức ẩm thực và trải nghiệm không khí yên bình.

Quan cảnh bên trong thành cổ
Đường phố trong thành
Thành cổ về đêm

Ngoài ra, Thành cổ cũng có rất nhiều món ăn đặc sắc mà bạn không nên bỏ qua khi đến đây. Điển hình là món đậu phụ thối – đặc sản không chỉ của Đại Lý mà còn là của cả Trung Quốc, hay món mì gạo Đại Lý – một món ăn phổ biến thường được ăn kèm với nước dùng đậm đà và các loại thịt rau, hay thưởng thức “Baba” – bánh kếp Đại Lý với vỏ bánh giòn bên ngoài và nhân mềm bên trong. Ngoài ra, bạn cũng nên nếm thử trà Pu’er – hay còn gọi là trà Phổ Nhĩ, một loại trà lên men nổi tiếng của tỉnh Vân Nam, loại này được xem là loại trà quý hiếm nhờ vào hương vị đặc biệt của nó. 

Bánh Baba – Đặc sản Đại Lý cổ trấn

Các điểm tham quan tại di tích này không chỉ mang lại những trải nghiệm văn hóa sâu sắc mà còn giúp du khách hiểu thêm về lịch sử và cuộc sống của người dân Đại Lý. Còn chần chờ gì nữa mà không cùng Taditours tham gia vào những chuyến du lịch đầy thú vị tại vùng đất này. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về tour trên website Ta Đi.

Hãy truy cập Fanpage Taditours để cập nhật các thông tin chương trình ưu đãi nhanh nhất.

BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU