Trục trung tâm Bắc Kinh – kiệt tác trật tự đô thị lý tưởng Trung Quốc được công nhận là Di sản Thế giới.
Ngày 27/7, trong kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO diễn ra tại New Delhi, Ấn Độ đã thông qua quyết định, công nhận “Trục trung tâm Bắc Kinh – kiệt tác trật tự đô thị lý tưởng Trung Quốc” là Di sản Thế giới. Như vậy, tổng số di sản thế giới của Trung Quốc tăng lên 59.
“Trục trung tâm Bắc Kinh” chạy dài Bắc-Nam của thủ đô Bắc Kinh, được xây từ thế kỷ 13 và hình thành vào thế kỷ 16, sau đó không ngừng diễn biến và phát triển. Ngày nay, đã hình thành trục đường thành phố dài nhất thế giới với tổng chiều dài 7,8km.
Những công trình chính trên trục trung tâm Bắc Kinh
- Tháp Trống và Tháp Chuông Bắc Kinh
Tọa lạc tại trung tâm Bắc Kinh, Tháp Chuông và Tháp Trống sừng sững như những nhân chứng lịch sử, ghi dấu bao thăng trầm của triều đại phong kiến Trung Hoa. Nơi đây từng là trung tâm xem giờ chính thức suốt các triều đại Nguyên, Minh và Thanh. Tiếng chuông ngân vang báo hiệu nhịp sống cho cả kinh thành.
Được xây dựng vào năm 1272 dưới thời Hốt Tất Liệt, Tháp Chuông và Tháp Trống ban đầu nằm ở trung tâm Đại Đô, thủ đô nhà Nguyên. Trải qua bao biến động lịch sử, chúng được di dời đến vị trí hiện tại vào năm 1420 dưới thời Minh. Đến những năm 1980, sau nhiều lần sửa chữa, hai tòa tháp được mở cửa cho du khách tham quan, trở thành địa điểm hấp đẫn thu hút khách du lịch khi đến Bắc Kinh.
Tháp Chuông đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Lần đầu tiên, nó được xây dựng bằng gỗ dưới thời Minh nhưng bị thiêu rụi sau một thời gian ngắn. Vào năm 1747, nhà Thanh đã tái thiết Tháp Chuông bằng đá kiên cố, và đến năm 1800, trải qua đợt tu bổ lớn dưới thời Gia Khánh.
Tháp Chuông có hai tầng, với 4 cửa vòm ở tầng một và một cầu thang dẫn lên tầng hai. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng chiếc chuông đồng khổng lồ nặng 63 tấn, dày hơn 25 cm và cao 7 mét, được treo trên khung gỗ. Đây là chiếc chuông nặng nhất Trung Quốc, vang vọng tiếng chuông báo giờ vang xa hơn 20 km vào mỗi 7 giờ tối, cho đến tận năm 1924.
Tháp Trống, sừng sững hiên ngang giữa lòng Bắc Kinh, được xây dựng từ năm 1272, mang đậm dấu ấn thời gian qua nhiều lần trùng tu sửa chữa vào các năm 1297, 1420 và 1539. Tòa tháp hai tầng cao 47 mét, bằng gỗ, từng là nơi đặt 25 chiếc trống, tượng trưng cho vòng tuần hoàn của thời gian với 1 chiếc trống lớn (đại diện cho 1 năm) và 24 chiếc nhỏ (tượng trưng cho 24 tiết khí trong năm).
Ngày nay, chỉ còn lại chiếc trống lớn vang vọng âm thanh mỗi 15 phút, bốn lần mỗi ngày. Du khách có thể tìm mua những món quà lưu niệm độc đáo tại các cửa hàng tầng một.
- Cầu Vạn Ninh (Wanping)
Một trong những địa điểm di tích lịch sử nên thơ nhất trong thành phố Bắc Kinh chính là cầu Vạn Ninh hay còn gọi là cầu Lư Câu. Cầu nằm ở nút giao giữa con đường từ Bắc Kinh đến Chu Khẩu Điếm và sông Vĩnh Định, được khởi công xây dựng vào năm 1189.
Cầu Lư Câu từ lâu đã nổi tiếng trong và ngoài nước. Nhà thám hiểm Marco Polo đã viết về cầu Lư Câu trong cuốn “Những chuyến du hành của Marco Polo”, vậy nên nhiều người nước ngoài gọi cây cầu Trung Quốc này là cầu Marco Polo.
- Đồi Cảnh Sơn (Jingshan)
Cảnh Sơn là một ngọn đồi nhân tạo ở thành phố Bắc Kinh. Núi này tọa lạc ở quận Tây Thành, chính bắc của Tử Cấm Thành, trục trung tâm của Bắc Kinh. Ban đầu nó là một vườn của Hoàng gia, hiện là công viên với tên gọi Công viên Cảnh Sơn.
Trung tâm của Công viên Cảnh Sơn là ngọn đồi nhân tạo được đắp từ đất đào quanh Tử Cấm Thành. Nếu đi theo những những bậc thang để lên đến đỉnh đồi, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn “biển” mái ngói cong vút của Tử Cấm Thành. Từ đồi, nhìn về phía bắc sẽ thấy được Tháp Trống xếp thành một hàng thẳng với lối vào Tử Cấm Thành và Vạn Xuân Đình trên đồi.
Ngoài ra, nhìn về phía Đông sẽ thấy giữa hồ là tòa Bạch Tháp vươn thẳng lên trời xanh. Không những thế, du khách sẽ được chiêm bái nhiều tượng Phật trên đường chinh phục đỉnh đồi.
- Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành – còn được gọi là Cố Cung, là hệ thống các cung điện nằm tại Đông Thành (Bắc Kinh). Bắt đầu xây dựng từ năm 1406 và hoàn thành vào năm 1420, Cố Cung đã chứng kiến và ghi lại hàng trăm năm lịch sử đất nước Trung Hoa qua hai triều đại Minh và Thanh.
Đây là mô hình tối cao trong việc phát triển các cung điện Trung Quốc cổ đại, đem đến cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về sự phát triển xã hội của các triều đại phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là văn hoá nghi thức. Năm 1987, Cố Cung được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, đồng thời là Quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới.
- Cổng Đoan Môn (Duanmen)
Đoan Môn là một cổng ở Hoàng thành Bắc Kinh và nằm ở phía nam Tử Cấm Thành. Đi về phía bắc từ lối vào Hoàng thành. Đây là cổng tiếp theo sau Thiên An Môn và có cấu trúc tương tự như cổng đó.
Được xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ 18 đời nhà Minh (1420), cấu trúc và phong cách kiến trúc Đoan Môn giống như Thiên An Môn. Tháp Đoan Môn chủ yếu được sử dụng để lưu trữ các vật dụng nghi lễ của hoàng đế trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh.
- Cổng và Quảng trường Thiên An Môn
Thiên An Môn là cổng chính vào Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh. Nó nằm ở lề phía bắc của Quảng trường Thiên An Môn. Cái tên Thiên An Môn có nghĩa là “cánh cổng thiên đường bình an”.
Quảng trường Thiên An Môn được xây dựng từ năm 1417 dưới thời nhà Minh. Tổng diện tích lên đến 440.000 mét vuông, đây chính là quảng trường lớn nhất thế giới cho đến thời điểm hiện tại.
Sự hấp dẫn từ quảng trường không chỉ đến từ quy mô khổng lồ, cùng kiến trúc đậm đà bản sắc Trung Hoa, với bề dày lịch sử lên đến 600 năm, mà nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của Trung Quốc. Chính vì vậy, công trình này được xem là trái tim của đất nước, niềm tự hào dân tộc to lớn của người con Trung Hoa.
- Cầu Kim Thủy (Outer Jinshui)
Cổng vào của Tiền Triều là Ngọ môn, đi qua Ngọ môn sẽ đến sông Kim Thủy. Kim Thủy được biết là một dòng suối nhân tạo chảy qua Tử Cấm Thành. Cây cầu bắc qua sông Kim Thủy – được gọi là cầu Kim Thủy, sẽ dẫn du khách tới Thái Hòa môn.
Chắc chắn du khách sẽ rất ấn tượng bởi trước mặt là một quảng trường với con sông Kim Thuỷ chảy ngang qua hình dây cung. Chính giữa có 5 chiếc cầu, hai bên cầu và hai bên sông đều có lan can. Tất cả kiến trúc của cầu đều được làm bằng đá trắng, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn.
- Cổng Ngọ Môn (Meridian Gate/Wumen)
Ngọ Môn là cổng phía nam và lớn nhất trong Tử Cấm Thành, bao gồm năm cửa vòm. Cửa chính giữa chỉ dành cho Hoàng đế. ác trường hợp ngoại lệ như Hoàng hậu chỉ được phép bước qua cổng trong lễ cưới, và Trạng nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa trong các kỳ thi Đình.
- Tiền Môn (Chính Dương Môn/Zhengyangmen)
Cổng Tiền Môn hay Càn Thanh Môn là cổng chính của Càn Thanh Cung trong Tử Cấm Thành, đồng thời cũng là cổng chính của khu vực Nội Đình. Nơi này được xây dựng vào năm 1420 dưới thời Minh Thành Tổ, đến năm 1655 dưới thời Thuận Trị thì được trùng tu.
- Đền Thiên Đàng
Đền Thiên Đàn là một công trình kiến trúc cổ xưa của Trung Quốc, được xây dựng vào đầu thế kỷ 15 bởi vua Minh Thành Tổ, cũng là người xây dựng Tử Cấm Thành. Đây là nơi các vua nhà Minh cùng nhà Thanh thờ cúng trời và cầu mùa màng bội thu. Công trình nằm ở huyện Tuyên Vũ, lớn nhất trong tứ đàn của Bắc Kinh bên cạnh Nhật Đàn, Nguyệt Đàn và Địa Đàn.
Đền Thiên Đàn là một Di sản Văn hóa thế giới được UNESCO công nhận và bảo tồn. Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những kiệt tác công trình của Trung Quốc cổ đại, mà còn cảm nhận tín ngưỡng, giá trị văn hóa ẩn giấu trong kiến trúc hoành tráng nơi đây.
- Cổng Vĩnh Định Môn (Yongdingmen)
Yongdingmen, là cổng trước của thành phố bên ngoài bức tường cổ của Bắc Kinh. Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1553 dưới thời nhà Minh, bị phá bỏ vào những năm 1950 để nhường chỗ cho hệ thống đường mới ở Bắc Kinh. Năm 2005, Vĩnh Định Môn được xây dựng lại tại vị trí của cổng thành cũ.
Ngày nay, Tháp cổng Vĩnh Định Môn là tòa nhà quan trọng ở cực nam trên trục trung tâm của Bắc Kinh.
Hiện tại, Taditours đang cung cấp các tour Du lịch Trung Quốc về những điểm đến được xây dựng trên trục trung tâm Bắc Kinh. Mọi thông tin chi tiết về tour, vui lòng tham khảo tại đây. Đừng quên truy cập Fanpage Taditours để cập nhật các chương trình ưu đãi mới nhất nhé!